Gỗ MFC là gì là điều được nhiều người quan tâm, nhất là ngày nay khi gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi vào đời sống. Vậy bạn đã biết gì về nó, nó có ưu điểm gì so với các chất liệu khác? Cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Gỗ MFC là gì? cấu tạo ra sao
Gỗ MFC chính là cốt ván dăm, còn bề mặt được phủ giấy trang trí được nhúng keo melamine. Nên nó còn có tên gọi khác là ván MFC. Nó là loại ván gỗ được sử dụng nhiều nhất trong nội thất hiện nay, nhờ vào tính ứng dụng cao và các đặc điểm nổi trội của nó nên rất được ưa chuộng.
Như đã chia sẻ chắc bạn cũng hình dung được, gỗ MFC có 2 thành phần chính là cốt ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine phủ bên ngoài.
Cốt ván dăm sử dụng là PB đảm bảo về độ cứng và khả năng bám vít. Bề mặt là giấy Melamine có khả năng chống thấm, chống trầy, tạo thẩm mỹ cho sản phẩm. Loại giấy này được in hoa văn rồi nhúng keo lên. Giấy này sau đó sẽ được cắt đúng với tấm gỗ.
Quy trình sản xuất MFC
Quy trình sản xuất MFC sẽ giúp bạn hiểu thêm về gỗ MFC là gì? Nó được trải qua các bước từ khi thu gỗ của cây, cho tới khi được gia công qua các loại máy móc.
Đầu tiên gỗ sẽ được thu hoạch từ các loại cây như bạch đàn, cao su, keo. Sau đó sẽ được xử lý nghiền, băm nhỏ ra để tạo thành ván dăm. Khi băm nhỏ sẽ được sấy khô, đảm bảo loại bỏ ẩm, nước trong gỗ ra ngoài. Rồi mới trộn chúng với keo để tạo thành hỗn hợp sệt. Cuối cùng được ép sơ qua để cắt theo kích thước quy định.
Sau đó ván gỗ lại được ép vói nhiệt và áp suất cao. xén cạnh mài nhẵn và kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi ép melamine. Cuối cùng sẽ cho ra các tấm gỗ MFC với vẻ đẹp như bạn vẫn thấy. Quy trình sản xuất này đòi hỏi không chỉ máy móc chuyên dụng mà còn là sự tinh tế, chính xác và tay nghề cao của người thợ khi xử lý ván gỗ.
Ưu nhược điểm và ứng dụng của ván gỗ MFC
Ván gỗ MFC có những ưu nhược điểm nhất định, bạn nên bỏ túi ngay để có thể biết cách lựa chọn món nội thất phù hợp từ chất liệu này. Để đảm bảo thẩm mỹ và tính ứng dụng.
Đầu tiên về ưu điểm:
- Có tính ứng dụng cao trong nhiều sản phẩm và không gian nội thất, đặc biệt là những không gian đòi hỏi sự hiện đại, tinh tế, sang trọng
- Màu sắc và vân gỗ Melamine rất đa dạng nên gỗ MFC cũng vì vậy mà rất nhiều chủng loại để bạn có thể lựa chọn
- Có tính thẩm mỹ cao, độ bền màu tốt nhờ vào quá trình xử lý gia công một cách chi tiết và tỉ mỉ giúp ván MFC đạt được chất lượng tối đa
- Giá thành rẻ hơn MDF Veneer nên có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu sử dụng của khách hàng có túi tiền eo hẹp
- Bề mặt bền, chống trầy xước, chống va đập tốt nên nội thất của gia đình bạn cũng sẽ giữ được độ mới và giá trị sử dụng lâu dài
- Dễ dàng vệ sinh và lau chùi nhờ vào bề mặt nhẵn nhụi, bóng, trơn tru không bám bụi
- Quy trình gia công nhanh, đơn giản, nên tiến độ của dự án sẽ được đẩy nhanh hơn so với việc bạn sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên hay nhân tạo
- Cốt ván bám ốc vít tốt và bền chắc nên bạn sẽ không phải lo lắng về độ chịu trọng lượng, va đập của các sản phẩm nội thất này
Và những nhược điểm:
- Nếu tiếp xúc với nước lâu ngày sẽ bị bung và hở ván vì bản chất của cốt gỗ này là gỗ dăm, kết cấu không thể được như gỗ tự nhiên.
- Không chân thật bằng gỗ tự nhiên vì đường vân và màu sắc này hoàn toàn nhân tạo
- Khả năng chịu mài mòn không tốt so với các chất liệu khác
- Hạn chế về độ dày
Ứng dụng của MFC
Nhờ vào ưu điểm phù hợp và giá thành vượt trội mà ván gỗ MFC được ứng dụng vào các không gian nội thất như nhà ở, trường học, bệnh viện,…
MFC cũng có đa dạng các gam màu từ đơn sắc cho tới sinh động rực rỡ nên nó có thể thể hiện được rất nhiều phong cách nội thất khác nhau, làm nên nhiều sản phẩm với sự sang trọng và sắc thái thẩm mỹ riêng.
Nó phù hợp với nhiều không gian kiến trúc từ phòng khách, bếp, cho tới nơi nghỉ ngơi như phòng ngủ, phòng tập thể dục, hay các không gian trang trọng hơn như phòng thờ. Đối với các sản phẩm đặt tại nơi tiếp xúc nhiều với ẩm, nước, bạn có thể chọn loại có cốt xanh chống ẩm.
Phân loại gỗ MFC
Gỗ MFC được phân loại khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người. Chính vì vậy mà nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Cụ thể chúng ta có các loại sau:
- Gỗ công nghiệp MFC thường
Loại này sử dụng ván dăm thường rồi được ép melamine, sở hữu độ cứng và độ giòn cao. Tuy nhiên khả năng chịu nước kém nên thường dùng cho nội thất văn phòng là thích hợp nhất.
- Gỗ công nghiệp MFC chống ẩm
Loại này đối ngược với MFC thường là khả năng chống ẩm cao, độ co dãn và đàn hồi tốt. Nó có trọng lượng năng hơn loại thường và thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất gia đình.
- Gỗ công nghiệp MFC chống cháy
Đối với loại này thành phần của nó sẽ có thạch cao và xi măng với vai trò chất kết dính. Nó có lõi màu đỏ như một sự nhận diện về khả năng chống cháy. Nên được sử dụng nhiều trong các công trình công cộng, bếp ăn.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết ván MFC là gì thông qua phân loại theo bề mặt trang trí. Nếu lấy tiêu chí này để đánh giá thì nó có 3 loại chính là: đơn sắc, vân gỗ và van đá.
Chúng ta cũng có một cách phân loại nữa dựa trên kích thước, đó là: loại chuẩn và loại vượt khổ. Mỗi loại này có các kích thước khác nhau nên đáp ứng hoàn hảo cho nhiều sản phẩm nội thất.
Xu hướng sử dụng gỗ MFC
Kỳ thực xu hướng trước nay là mọi người vẫn ưa chuộng sử dụng gỗ tự nhiên cho nội thất nhờ vào các ưu điểm về độ bền và thẩm mỹ. Tuy nhiên chất liệu này lại có nhược điểm chí mạng là bị mối mọt, cong vênh, nứt nẻ dưới tác động của thời tiết. Chưa kể màu sắc và kiểu dáng không được đa dạng, quan trọng hơn là chi phí mua được nó cũng không hề thấp.
Chính vì vậy mà xu hướng dùng MFC thay thế dần chiếm ưu thế. Chất liệu với các ưu điểm vượt trội có thể khắc phục lại cho gỗ tự nhiên. Hơn nữa nó còn có tính ứng dụng cao hơn, mà giá thành lại rẻ. Nó như một quy luật tất yếu và đại đa số mọi người đang chuyển dần sang dùng gỗ công nghiệp thay vì gỗ tự nhiên như trước đây.
Phân biệt MFC và MDF có gì khác biệt?
Đọc đến đây có thể bạn sẽ đặt câu hỏi vậy gỗ MFC với MDF có gì khác biệt? tại sao chúng đều được ứng dụng rộng rãi đến như vậy. Chúng ta sẽ so sánh hai chất liệu này dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Tính an toàn
MDF sẽ giải phóng một số hạt nguy hiểm khi gia công, nếu đồ đạc hư hỏng rất dễ nhân tố này thoát ra ngoài nên thường các nhà sản xuất sẽ niêm phong nó lại. Ngược lại thì MFC lại an toàn hơn rất nhiều khi không chứa chất nguy hiểm gì.
- Tính ổn định
MFC có tính ổn định cao hơn vì nó được làm nên từ các tấm gỗ dày, còn MDF thì tấm gỗ mỏng hơn. Nhưng MFC lại nhẹ hơn MDF, nên được ứng dụng rộng rãi hơn rất nhiều vào các sản phẩm nội thất. Khả năng chịu lực của MDF kém hơn nhưng nó lại có sự cách âm tốt hơn MFC.
- Dễ sản xuất: MFC sẽ khó tạ hình hơn so với MDF, nên bạn có thể cân nhắc sử dụng nó cho các món nội thất để đảm bảo tiến độ công trình
- Giá cả: MFC có giá thành thấp hơn MDF nên nó phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên đôi khi mức giá của MFC sẽ chênh nhau nếu như bề mặt phủ của nó là Acrylic hay laminate thay vì melamine.
Nói tóm lại thi MFC và MDF đều được sử dụng rộng rãi vào nhiều sản phẩm nội thất khác nhau và mang lại thẩm mỹ, tính ứng dụng khá cao.
Bảo quản gỗ MFC như thế nào?
Một chất liệu dù tốt tới đâu nếu như bạn không biết cách bảo quản nó cũng nhanh chóng bị xuống cấp, MFC cũng vậy. Bạn nên bỏ túi các mẹo bảo quản sau:
- Tránh tiếp xúc với nước: Vì sản phẩm này không chống nước tuyệt đối nên bạn đừng để nó tiếp xúc với nước lâu, bị ướt cần được làm khô ngay
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao: Mặc dù có khả năng chịu nhiệt tốt nhưng bạn vẫn nên tránh những nơi có nhiệt độ cao để đảm bảo cho thẩm mỹ và độ bền bề mặt
- Đặt sản phẩm trong điều kiện khô ráo: Nên để sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nước và thường xuyên vệ sinh lau chùi
- Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp: Để tránh gây hại đến bề măt của melamine thì bạn nên dùng dung dịch tẩy rửa làm sạch phù hợp
- Tránh va chạm, xước: Vì bề mặt melamine có thể bị trầy xước nên bạn cần tránh tối đa va chạm với các vật sắc nhọn.
Như vậy, qua bài chia sẻ này hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về chất liệu gỗ hay ván MFC là gì? Cũng như những ưu điểm và tính ứng dụng của nó trong nội thất. Nếu bạn đang quan tâm tới những sản phẩm nội thất từ chất liệu này, hãy đến ngay với ZEM Design để được chiêm ngưỡng và chọn lựa nhé.