Laminate được biết đến là một trong những chất liệu đình đám, được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội ngoại thất ấn tượng. Bạn đã bỏ túi được cho mình những hiểu biết gì về laminate? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé.
Hiểu đúng về laminate
Laminate là gì?
Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ thấy bề mặt laminate khá giống với melamine. Tuy nhiên nhìn kỹ thì laminate dày hơn, vậy nên khả năng chịu nhiệt, hay các tác nhận về độ ẩm, tác động ngoại lực của nó cũng tốt hơn hẳn. Tuyệt vời hơn phải kể đến sự đa dạng về màu sắc khiến cho bề mặt của laminate rất được ưa chuộng.\
Gỗ laminate là gì?
Một cách đúng và dễ hiểu về gỗ laminate là gì chính là nó là gỗ công nghiệp được phủ bề mặt laminate lên. Không có loại gỗ laminate, nhiều người chưa hiểu lầm tưởng nó là một dòng gỗ từ cây nào đó.
Chất liệu laminate là gì?
Chất liệu laminate thực chất là một loại nhựa tổng hợp, viết tắt là HPL – forrmica. Chính vì bản chất từ nhựa nên nó chống mối mọt tuyệt đối cho nội thất, cộng với chịu được lực va đập, ăn mòn, vi khuẩn,…được xem là một bức tường kiên cố bảo vệ gỗ bên trong. Nó được sử dụng phủ lên MDF, MFC, HDF,…để tăng thẩm mỹ và duy trì độ bền cho gỗ công nghiệp. Hiện nay bạn có thể tìm thấy các dạng laminate phủ ngoài các nội thất có đường nét góc cạnh uốn lượn, đòi hỏi kỹ thuật cao, để tạo nên những món nội thất bền bỉ.
Ván laminate là gì?
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể dễ dàng suy ra ván laminate là gì? đơn giản nó là tấm có lõi là tấm gỗ công nghiệp và phủ laminate lên. Cốt của tấm này có thể là MDF, MFC, HDF, lõi xanh chống ẩm.
Ván laminate này có sự đa dạng về màu sắc, hình thái, vân gỗ vì nó là kết quả của quá trình sáng tạo của con người, chứ không phải tự nhiên vốn có như các loại gỗ từ cây. Nó thích hợp với các không gian nội thất xu hướng hiện đại, mang đến sự sang trọng nhất định.
Cấu tạo của bề mặt laminate
Lớp Overlay
Lớp này là lớp ngoài cùng, được phủ toàn diện bề mặt giấy để tạo sự sáng, bóng, cứng, nhằm chống lại sự trầy xước, va đập, hóa chất và mối mọt. Lớp này được làm từ cellulose 100% nên rất dễ vệ sinh lau chùi vì nó chống bám bụi.
Lớp Decorative paper
Lớp này được nhúng vào keo melamine để trang trí cho bề mặt tấm laminate. Lớp này cùng với lớp overlay sẽ được ép nhiệt cao để overlay nóng chảy để giữ màu sắc của tấm laminate luôn được ổn định.
Lớp Kraft Papers
Đây là lớp dưới cùng của bề mặt, nó bao gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau nên laminate mới có độ dày nhất định. Nó được làm từ bột giấy cùng với các chất phụ gia khác. Lớp này sẽ được làm dày hoặc mỏng tùy vào yêu cầu của món nội thất.
Các loại bề mặt laminate
Có đa dạng các loại bề mặt laminate, chúng được phân loại dựa trên những tiêu chí nhất định như sau:
- Khả năng uốn cong: Nếu là loại có khả năng uốn cong thì độ dày của nó là 0.5mm. Nhưng là loại không có khả năng uốn cong thì độ dày của nó là 0,5; 0,7; 0,92mm
- Tính chất bề mặt: Được phân làm loại không bóng gương và loại có độ bóng cao.
- Màu sắc: Có 5 loại màu sắc cơ bản là đơn sắc, vân gỗ, vân đá, giả da, 3D
Ưu nhược điểm của bề mặt laminate
Cũng như các chất liệu khác, laminate có các ưu nhược điểm của bề mặt, biết được điều này bạn sẽ tận dụng tốt hơn loại vật liệu này vào sản xuất nội thất.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao nhờ vào màu sắc đa dạng vì ngoài màu đơn sắc còn có các màu ánh nhũ, kim loại
- Vân gỗ đa dạng với 5 dạng vân đơn, vân sần, vân nổi, vân đá
- Nhờ vào đặc tính dẻo dai của chất liệu nên có thể uốn cong để tạo nhiều hình dáng của các món nội thất
- Bảo quản và lưu giữ nội thất lâu dài nhờ vào khả năng chống xước, phai màu, tác động từ hóa chất
- Chịu nhiệt, chịu va đập, tác động nên bảo quản nội thất tuổi thọ dài lâu
- Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao
- Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại nên không phải bên nào cũng có thể gia công được tấm laminate chất lượng.
Quy trình gia công laminate
Bạn có biết để tạo thành được tấm laminate chất lượng, nó phải trải qua một quy trình gia công tỉ mỉ.
- Cắt laminate theo kích thước ban đầu, dư một ít mm để sửa viền. Thao tác này cần được thực hiện một cách tỉ mỉ để tránh mất thẩm mỹ
- Làm sạch mặt của tấm cốt gỗ, mặt dưới, mặt trái chỉ viền
- Dán laminate, bôi keo đều lên các mặt của tấm gỗ và mặt dưới bằng máy bôi keo. Chờ tới lúc khô thì ốp vào bề mặt gỗ, khâu này cũng cần được thực hiện cẩn thận nhất là với các tấm lớn
- Đẩy hết không khí ở giữa các tấm, sau đó lại lăn tì mạnh vào tấm để đảm bảo bám đều vào cốt gỗ rồi mới ép. Làm tốt khâu này sẽ không xảy ra tình trạng phồng rộp
- Dán cạnh là bước tiếp theo, cần chừa ra một chút để gia công lại viền để bo cạnh trơn tru
- Sau khi ép xong, dùng máy mài cạnh hoặc dao gọt góc để chỉnh cạnh viền. Rồi dùng dũa sắc để gia công viền đạt độ mịn, tròn.
Sau khi xử lý, phần keo thừa bạn có thể dùng dẻ hoặc khăn mềm, dung dịch để lau cho sạch sẽ.
Ứng dụng của bề mặt laminate
Ứng dụng của laminate vô cùng rộng rãi, không chỉ là các sản phẩm nội thất mà còn là nhiều lĩnh vực khác nữa:
- Tủ bếp Laminate: Là nội thất chính của không gian bếp, với sắc thái sang trọng, tối giản, hiện đại sẽ tạo một cảm giác nhẹ nhàng, hài hòa cho gian bếp
- Phụ kiện Laminate: Chính là các mẫu tranh ảnh được ép laminate cũng là một phụ kiện xinh xắn cho không gian. Hơn nữa tranh ảnh sẽ được bảo quản tốt hơn
- Cửa gỗ laminate: Mẫu cửa của gỗ này có được thiết kế sang trọng, trọng lượng nhẹ, không bị cong vênh mối mọt nên bạn sẽ hoàn toàn an tâm khi sử dụng
- Sàn gỗ Laminate: An toàn và bền bỉ cho không gian nhà, sàn gỗ không chỉ mang lại sự hài hòa về không gian mà còn thích hợp với khí hậu nước ta. Do được xử lý kỹ càng nên tình trạng phồng rộp sàn không xảy ra.
Cách bảo quản để tấm laminate bền lâu
Mặc dù có chất lượng bền bỉ, chịu được các tác nhân nhiệt độ, độ ẩm, va đập nhưng gỗ laminate cũng sẽ bền bỉ hơn nếu bạn biết cách sử dụng và bảo quản. Cụ thể có một vài kinh nghiệm mách nhỏ bạn như sau:
- Nếu vệ sinh lau chùi, bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau lên bề mặt, giặt khăn ẩm, tránh để nước đọng lên bề mặt của gỗ laminate.
- Tránh để vật sắc nhọn tiếp xúc với bề mặt laminate, đối với các dòng như bình hoa, mô hình thủy tinh, kim loại nên có đế lót.
- Sử dụng thảm chùi chân cho sàn gỗ tránh để nước đọng lại trên mặt sàn.
- Nếu bạn dùng dung dịch tẩy rửa vệ sinh laminate, bạn cần lau khô đảm bảo nước không đọng lên bề mặt của gỗ.
- Nên dùng chất tẩy rửa ở dạng loãng và sử dụng khăn mềm để vệ sinh, không vệ sinh cọ xát mạnh với bề mặt sẽ làm mất đi lớp bảo vệ bên ngoài.
Mua tấm laminate ở đâu chất lượng?
Càng nhiều khách hàng quan tâm tới laminate là gì, biết được chất liệu này có được ứng dụng rộng rãi, mức giá lại phải chăng. Nên nhiều địa chỉ cung cấp sản phẩm này ra đời, vì vậy mà bạn không biết địa chỉ nào là uy tín. Nếu bạn đang băn khoăn hãy đến với ZEM Design chúng tôi, không chỉ cung cấp các sản phẩm nội thất từ gỗ laminate mà còn nhiều loại gỗ khác nữa.
Với các thế mạnh vượt trội:
- Các tấm laminate đạt tiêu chuẩn Châu Âu, đáp ứng các chỉ số an toàn và bền bỉ cho người dùng, thân thiện với môi trường
- Được xử lý gia công kỹ càng, qua các máy móc hiện đại nên giúp người dùng an tâm hơn trong quá trình sử dụng
- Được người dùng đánh giá cao về chất lượng và giá trị sử dụng
- Phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ, nhân viên với trình độ chuyên môn cao, có thể tư vấn cho khách hàng theo nhu cầu mong muốn của họ
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về laminate là gì? Nếu bạn còn có thắc mắc gì có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.