Bạn có biết gỗ veneer là gì? nó có những ưu điểm vượt trội nào để được chọn là chất liệu có tính ứng dụng rộng rãi trong không gian sống? Bài chia sẻ dưới đây của ZEM Design sẽ cung cấp trọn vẹn thông tin về chất liệu này để bạn có được cái nhìn trọn vẹn nhất.
Khái niệm gỗ veneer là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, với độ dày tấm từ 0,6mm đến dưới 3mm, để phù hợp gắn kết vào các tấm gỗ công nghiệp. Chất liệu này xuất hiện trong rất nhiều các sản phẩm nội thất, nhạc cụ, phụ kiện.
Mặc dù có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên tuy nhiên các sản phẩm nội thất gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất tự nhiên. Do cốt gỗ bên trong là công nghiệp nên nó vẫn là nhóm gỗ công nghiệp. Bạn có thể thoáng nhìn qua sẽ không phân biệt được chúng với nhau, nhưng nhìn kỹ veneer có những đặc tính riêng để phân tách với một bề mặt gỗ tự nhiên.
Có thể nói sự xuất hiện của gỗ veneer chính là một giải pháp toàn diện để bảo vệ chính tài nguyên rừng đang cạn kiệt. Mọi người cũng có xu hướng chuyển sang dùng nội thất gỗ công nghiệp nhiều hơn. Nó lại vừa có chất lượng tốt, bề ngoài bắt mắt và thỏa mãn được những ai yêu thích dòng gỗ tự nhiên.
Ưu và nhược điểm của gỗ veneer
Để giúp bạn hiểu rõ hơn chất liệu veneer là gì, chúng ta sẽ cùng phân tích ưu và nhược điểm của dòng gỗ này. Cũng là lý do nó được ứng dụng rộng rãi như vậy.
Ưu điểm của gỗ veneer
- Tính thẩm mỹ cao nhờ vào sự đa dạng về vân gỗ, màu sắc, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng, sở thích của khách hàng cũng như đặc điểm phong cách nội thất của không gian. Hơn nữa bề mặt này vốn từ gỗ tự nhiên nên nó cũng có được sức cuốn hút lớn
- Mức giá phải chăng vì bản chất nó là gỗ công nghiệp, nên giá sẽ rẻ hơn gỗ tự nhiên. Ví dụ như bạn thích màu vân gỗ óc chó nhưng giá lại cao quá, thì chọn veneer óc chó là một giải pháp hoàn hảo
- Bề mặt sáng bóng nên rất dễ vệ sinh lau chùi, mối mọt cũng không xâm nhập được nhờ vào bề mặt được gia công kỹ lưỡng, có thêm các thành phần chống mối mọt, cong vênh nên món nội thất sẽ rất bền bỉ
- Có thể làm ra đa dạng món nội thất và phụ kiện có giá trị khác nhau
Nhược điểm của gỗ veneer
- Độ bền của gỗ veneer kém hơn gỗ tự nhiên vì chúng có độ dày khá mỏng, lại có cốt là gỗ công nghiệp, dĩ nhiên không thể có được kết cấu vững chắc như gỗ tự nhiên. Quá trình xử lý giúp nó tăng về độ cứng nhưng độ bền thì vẫn là chỉ số hạn chế. Vì vậy khi sử dụng hãy lưu ý bảo quản để nội thất được dài lâu nhé.
- Khả năng chống thấm nước không bằng gỗ tự nhiên nên nó vẫn có thể bị thấm nước nếu như bạn để nước tiếp xúc quá lâu với bề mặt veneer.
Các loại gỗ veneer phổ biến hiện nay
Hiện nay bạn có thể tìm thấy đa dạng các loại gỗ veneer để lựa chọn, tùy vào đặc điểm và vẻ ngoài của mỗi loại mà chúng được dùng vào những món nội thất cụ thể khác nhau.
- Veneer sồi
Là loại được khai thác từ cây sồi, lạng mỏng và xử lý bề mặt để dán lên các tấm gỗ công nghiệp. Khả năng chống cong vênh, mối mọt và có độ cứng cao
- Veneer óc chó
Loại này có độ thẩm mỹ cao và được khá nhiều người yêu thích, được lạng mỏng từ cây gỗ óc chó và phủ lên các tấm MDF, MFC, HDF…Vân gỗ của loại này rất sang trọng, tinh tế nên dùng nhiều trong các món nội thất chính.
- Veneer xoan đào
Là tấm Veneer được lạng ra từ loại gỗ xoan đào, với độ dày cỡ 3mm. Có vân gỗ độc đáo không kém cạnh gỗ óc chó. Và độ bền cũng khá cao nên được ứng dụng khá nhiều vào nội thất nhà ở.
Veneer có thể được phủ lên loại ván nào?
Gỗ veneer có thể được phủ lên rất nhiều chất liệu khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong dòng gỗ công nghiệp. Dưới đây sẽ là một số loại ván mà veneer có thể kết hợp.
MDF
MDF bạn sẽ thường gặp lõi vàng tiêu chuẩn hoặc lõi xanh chống ẩm. Ván được xử lý sẽ có tính tương thích dễ dàng và thi công trên cốt MDF. Chất liệu này tạo nên các sản phẩm có giá thành hợp lý, khả năng chống co ngót, cong vênh, mối mọt. Được ứng dụng trong nhiều sản phẩm nội thất như giường tủ, tủ bếp, tủ quần áo,…
HDF
HDF có 2 loại chống ẩm và siêu chống ẩm, tương ứng với màu vàng và màu đen. Khi kết hợp với veneer sẽ trở thành một nguyên liệu có kiểu dáng đẹp, vân gỗ cuốn hút, độ bền cao.
Khi kết hợp với veneer, cho ra một loại gỗ tốt về thẩm mỹ nhưng lại có giá thành rẻ, nên rất được lòng khách hàng. Nó được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình như vách ngăn, tủ bếp, cửa,…
Gỗ ghép veneer
Đây là sự kết hợp của gỗ ghép và veneer bề mặt. Nó được ghép từ các thanh của gỗ tự nhiên với nhau, sau đó được gia công xử lý để tạo nên mặt phẳng mịn, ép veneer lên để tăng độ thẩm mỹ cũng như độ bền cho sản phẩm.
Chính vì điều này mà màu sắc của veneer được thừa hưởng từ gỗ tự nhiên, càng thêm sinh động. Đồng thời lại sở hữu ưu điểm chống cong vênh, mối mọt, không bị co ngót. Vì vậy nó được ứng dụng rộng rãi trong nội thất, phù hợp với nhiều phong cách và sản phẩm khác nhau.
Phân biệt gỗ veneer với các chất liệu khác
Nếu nhìn qua bạn sẽ thấy veneer giống với một số chất liệu gỗ tự nhiên khác, tuy nhiên nhìn kỹ thì không phải vậy. Chúng tôi sẽ chia sẻ ngay cách phân biệt chúng với nhau, cũng để bạn hiểu thêm veneer là gì.
Phân biệt gỗ veneer với gỗ tự nhiên
Như đã chia sẻ, nếu chỉ nhìn qua bạn khó lòng phân biệt veneer với gỗ tự nhiên vì bề mặt chúng được làm từ gỗ tự nhiên. Vì vậy chúng ta sẽ cần dùng các yếu tố khác để đánh giá.
Đầu tiên về trọng lượng, gỗ tự nhiên sẽ có trọng lượng nặng hơn so với gỗ công nghiệp. Hơn nữa bạn cũng biết gỗ tự nhiên có cấu tạo chắc chắn về thớ gỗ, khác veneer với bản chất là được dán, ghép nối với các tấm gỗ công nghiêp.
Về mặt cắt, gỗ veneer khi được xẻ ra bạn sẽ thấy hai màu khác nhau của 2 lớp veneer và gỗ công nghiệp nên bạn sẽ thấy hai màu sắc này thể hiện ra rõ rệt.
Về vân gỗ, vân của gỗ tự nhiên sẽ liền mạch, không có dấu hiệu được ghép nối. Còn gỗ công nghiệp thì ngược lại, đường vân có sự đứt đoạn, không liền mạch do đường vân này là nhân tạo. Hơn nữa màu sắc vân cũng có sự lệch nhau.
Phân biệt gỗ veneer với gỗ melamine
Gỗ veneer và melamine đều là dòng gỗ công nghiệp, có điểm chung nhất định về cấu tạo, đường vân nhân tạo, độ bóng và độ cứng. Cũng như mức giá của hai chất liệu này khá rẻ nên nhiều khách hàng có thể mua sắm. Chúng có những điểm khác biệt như sau:
- Gỗ veneer có lớp bề mặt từ gỗ tự nhiên còn gỗ MFC là từ nguồn nhân tạo.
- Gỗ MFC có khả năng chống trầy xước tốt hơn gỗ veneer vì gỗ MFC
- Cốt gỗ của gỗ veneer thường là MDF, còn cốt gỗ của melamine là ván dăm.
- Gỗ veneer có khả năng chống ẩm kém hơn gỗ melamine vì melamine được phủ nhựa còn veneer thì không
Quy trình sản xuất gỗ veneer
Để đảm bảo được tính ứng dụng cao cũng như chất lượng của các món nội thất, thì gỗ veneer có một quy trình sản xuất vô cùng nghiêm ngặt qua các bước sau:
Bước 1: Lạng gỗ từ gỗ tự nhiên đã được xử lý sơ ban đầu, độ dài của nó thường từ 0,6 – 3mm
Bước 2: Sấy khô bằng máy sấy công nghiệp với nhiệt độ vừa đủ để khô chứ không gây nên tình trạng cong vênh như phơi nắng trực tiếp
Bước 3: Dùng các loại gỗ công nghiệp như HDF, MDF, MFC và phủ keo lên, sau đó dán tấm veneer này lên
Bước 4: Ghép Veneer vào cốt gỗ công nghiệp. Sau đó dùng máy ép nguội hoặc ép nóng để ép 2 lớp này lại
Bước 5: Dùng giấy nhám để đánh bóng xử lý bề mặt của gỗ veneer sao cho sáng bóng và nhẵn nhụi
Bước 6: Bước cuối cùng là kiểm tra thành phẩm kỹ lưỡng. Sau đó là phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường
Ứng dụng của gỗ veneer
Với những ưu điểm nổi bật và quá trình xử lý nghiêm ngặt, đảm bảo độ bền, tính an toàn cho người dùng, thì veneer được ứng dụng khá rộng rãi. Cụ thể bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong nhiều món đồ nội thất trong không gian sống:
- Tủ bếp veneer: Tủ bếp veneer có tính chống ẩm cao, được sử dụng trong các không gian phong cách hiện đại. Bạn có thể lựa chọn veneer óc chó để tăng thêm sự sang trọng cho không gian.
- Sàn gỗ veneer: Sàn gỗ veneer có mức giá rẻ hơn nhiều so với các loại khác. Lại mang đến sự an toàn cho không gian, không trơn trượt, nếu có vấp ngã cũng không đau như sàn gạch men. Vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng.
- Giường gỗ veneer: Bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự sang trọng của giường gỗ tự nhiên, sự ấm áp của chất liệu gỗ mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
- Tủ quần áo gỗ veneer: Độ bền màu của tủ quần áo từ veneer rất tốt, lại được thiết kế đa dạng kiểu dáng cho không gian hiện đại nên bạn có thể an tâm chọn lựa.
- Kệ trang trí gỗ veneer: Lợi thế về trọng lượng nhẹ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng sẽ giúp không gian bừng sáng gọn gàng hơn.
Bạn thấy đấy, gỗ veneer có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay mà bạn có thể lựa chọn và tận dụng. Nếu còn có thắc mắc nào hãy để lại thông tin để được chúng tôi hỗ trợ nhé.