Gỗ MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Chất liệu này khá quen tai với nhiều khách hàng, nhưng có nhiều điều bạn vẫn chưa biết về nó. Và vì sao nó lại được ứng dụng rộng rãi như vậy. Bài chia sẻ dưới ZEM Design sẽ mang tới bạn cái nhìn toàn diện nhất.

Khái niệm gỗ MDF là gì?

MDF là chất liệu gỗ được ưa chuộng hiện nay.
MDF là chất liệu gỗ được ưa chuộng hiện nay.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản MDF chính là sản phẩm được tạo nên từ gỗ tự nhiên đa dạng khác nhau. Với cách thức là được đập nhỏ, nghiền nát và tạo thành những sợi gỗ. Sau đó sợi này được trải qua quá trình xử lý tạp chất trong bồn rửa, rồi đưa vào máy trộn đã có keo sẵn. Và thành phẩm cuối cùng chính là nó được nén thành từng tấm. 

Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1200x2400mm; với nhiều độ dày gỗ MDF khác nhau: từ 2.3mm đến 25mm; tùy vào mục đích sử dụng mà chỉ số này có sự linh hoạt khác nhau. 

Hình thức tấm MDF

mdf có rất nhiều màu sắc khác nhau.
mdf có rất nhiều màu sắc khác nhau.

Nếu để phân biệt gỗ MDF là gỗ gì thì bạn có thể nhìn vào cấu trúc tinh thể đồng nhất và màu rơm nhạt của nó. Vì được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên tấm này có thể được ép thành nhiều lớp, màu sắc thay đổi linh hoạt. Đặc biệt có một loại gỗ có cốt xanh lá cây chính là loại gỗ chống ẩm, màu đỏ thì là loại có thể chống chịu được hóa chất.

Nhờ vào ưu điểm về giá thành bình ổn và bề mặt đa dạng của mình nên ván gõ MDF hay các dạng khác được ứng dụng khsa rộng rãi. Khả năng kết hợp của nó cho ra các thành phẩm gỗ MDF phủ melamine rất độc đáo, hay kết hợp với veneer, gỗ tự nhiên,…để giúp không gian sống sinh động hơn.

Ngoài ra các chất liệu như poly, men trắng, acrylic, giấy keo,… cũng có thể kết hợp với MDF. Cùng với kỹ thuật dán chỉ nhựa PVC nên thẩm mỹ của chất liệu này càng được nâng cao. Nó cũng giúp nội thất có độ bền cao hơn. 

Tiêu chuẩn ván MDF

mdf cần tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định.
mdf cần tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định.

Nhiều người thắc mắc gỗ ván MDF là gì thì giờ đây có thể hiểu hơn một chút. Ngoài ra, thì ván gỗ này cũng cần đảm bảo được các tiêu chuẩn nhất định, khắt khe về chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Nên nó vô cùng thân thiện với môi trường.

Để phân biệt tiêu chuẩn của ván MDF, người ta căn cứ vào nồng độ formaldehyde và phân chia như sau:

  • Tiêu chuẩn E2: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde cao nhất. Mặt hàng này chỉ được sản xuất nội địa và một số nước như Trung Phi, Đông Nam Á.
  • Tiêu chuẩn E1 đến E0: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde thấp hơn E2, được sản xuất và sử dụng ở các nước châu Á đang phát triển.
  • Tiêu chuẩn Carb P2: Là dòng sản phẩm cao cấp, rất ít formaldehyde. Đây là mặt hàng chủ yếu xuất sang Mỹ, EU

MDF được phân thành 4 loại nếu như xét về chủng gỗ và bột gỗ làm nên nó, cùng với chất kết dính: 

MDF dùng trong nhà 

MDF chịu nước

MDF mặt trơn

MDF mặt không trơn

Ưu nhược điểm ván gỗ MDF

mdf có những ưu nhược điểm khác nhau.
mdf có những ưu nhược điểm khác nhau.

MDF sở hữu những ưu nhược điểm nhất định, bạn nên nắm rõ điều này để ứng dụng khoa học nó vào nội thất. 

  • Nó có thể hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hay mối mọt nên tuổi thọ của sản phẩm rất bền lâu
  • Bề mặt phẳng dễ thi công 
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Có thể kết hợp với nhiều chất liệu bề mặt
  • Là dòng vật liệu có sẵn nên thời gian thi công nhanh
  • Nó có thể thích nghi với nhiều phong cách khác nhau

Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF

  • Khả năng chịu nước kém
  • Không làm được các chi tiết phức tạp
  • Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
  • Độc hại với người sử dụng

Nhờ vào đặc điểm này mà MDF có thể được ứng dụng vào nhiều nội thất nhà ở, văn phòng, trường học,…

Nếu MDF có thành phần sợi composite pha phụ gia chống ẩm sẽ được sử dụng làm nội thất ngoài trời.

Quy trình sản xuất ván gỗ MDF

Ván gỗ mdf được sản xuất với hai quy trình khô và ướt.
Ván gỗ mdf được sản xuất với hai quy trình khô và ướt.

Để bạn có thể hiểu thêm chất liệu MDF là gì, chúng tôi sẽ cung cấp thêm về quy trình sản xuất ván gỗ MDF. Quy trình tạo ra chất liệu này có thể là khô hoặc ướt. Mỗi cách làm sẽ đều mang đến các thành phẩm chất lượng và tính thẩm mỹ cao. 

Quy trình khô

Bước 1: Bột gỗ + chất phụ gia + keo trong máy trộn sấy để tạo thành bột sợi

Bước 2: Rải bột này đều lên mặt phẳng và cào thành 2 – 3 tầng tùy kích thước chỉ định

Bước 3: Chuyển qua máy ép gia nhiệt ép hai lần

Bước này được các đơn vị thực hiện một cách tỉ mỉ cẩn thận, điều chỉnh từng tí một theo độ dày và cấu tạo ván. Càng làm kỹ, nước sẽ được loại bỏ, cốt gỗ sẽ khô hoàn toàn nên không có tình trạng ẩm mốc.

Bước 4: Cắt ván và bo viền.

Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.

Đối với quy trình ướt

Bước 1: Bột được nghiền nát, sau đó tưới nước, đợi vón thành dạng vẩy

Bước 2: Các vẩy gỗ được rải đều lên mâm ép và ép sơ bộ để tạo ra ván sơ

Bước 3: Cán hơi nhiệt ván sơ với mục đích nén chặt 2 mặt và ép nước ra ngoài

Bước 4: Cắt ván và bo viền.

Bước 5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.

Qua đây bạn có thể thấy được vì sao chất lượng của các dòng MDF này lại bền bỉ rồi chứ? Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 lại lớp phủ bề mặt MDF.

5 loại lớp phủ bề trên mặt gỗ MDF

mdf có đa dạng lớp phủ ngoài.
mdf có đa dạng lớp phủ ngoài.

Như đã nói, lớp phủ lên bề mặt của MDF vô cùng đa dạng để làm nên các sản phẩm nội thất đa dạng và đẹp mắt. Cùng xem 5 cái tên này là gì nhé.

Melamine

Melamine là bề mặt giả gỗ được làm nên từ các chất công nghiệp, nó được ứng dụng vào làm cửa gỗ. Cấu tạo của bề mặt này thường có 3 lớp

  • Lớp trong cùng : Là lớp giấy nền, giúp tạo độ cứng, độ dày 
  • Lớp giữa : tạo thẩm mỹ cho lớp bề mặt, sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ 
  • Lớp ngoài cùng : Là lớp bảo vệ, chống xước, chống ẩm hay cách âm

Laminate

Laminata hiểu đơn giản là chất liệu có khả năng chịu nước, chịu nhiệt, bề mặt khá cuốn hút. Vì vậy nên nó thường đươc dùng để phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp trong các sản phẩm nội thất.

Màu sắc của chất liệu này cũng vô cùng phong phú và đa dạng nhưng nó lại không sở hữu các tính năng vượt trội như chịu lực chịu nhiệt. Tuy nhiên bù lại nó sở hữu những ưu điểm vượt trội: 

  • Thân thiện với môi trường
  • Dễ dàng uốn dẻo, chế tác tạo hình 
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi
  • Khó phai màu và có khả năng chống lại sự xâm nhập của mối mọt
  • Khó trầy xước, chịu nhiệt, chịu lực

Veneer

Chúng tôi đã có một bài chia sẻ về veneer óc chó, chất liệu này chính là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng, rồi phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp. Có thể là bất kỳ loại gỗ tự nhiên nào.

Veneer sở hữu ưu điểm vượt trội chính là nó có thể dán lên tất cả các bề mặt gỗ công nghiệp. Chính vì vậy có thể tạo nên nhiều sản phẩm nội thất với bề ngoài phong phú. Bởi chúng ta có rất nhiều dòng gỗ tự nhiên khác nhau để tạo nên veneer.

Veneer sở hữu mọi ưu điểm của gỗ tự nhiên vì đơn giản cấu tạo nên nó chính là các dòng gỗ cao cấp trong thiên nhiên. 

  • Thân thiện với môi trường và người dùng 
  • Tạo nên được các đường cong tự nhiên nên làm được nhiều sản phẩm theo yêu cầu
  • Chi phí rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Khả năng chống mối mọt, chống cong vênh tốt hơn gỗ tự nhiên vì bản chất nó được trải qua quá trình xử lý tốt, kỹ, từng lớp 

Nên bạn có thể sử dụng nó cho các sản phẩm nội thất cũng như ngoại thất.

Acrylic

Chất liệu này nổi tiếng với sự sáng bóng và hiện đại. Nó có thể làm sáng bừng không gian nó có mặt. Được ứng dụng rộng rãi vào hệ tủ bếp, đảo bếp, kệ tivi, vách ngăn,…Nó có đa dạng màu sắc đa dạng và phù hợp với nhiều phong cách nội thất từ hiện đại cho tới tinh tế nhẹ nhàng. 

Ưu điểm của Acrylic: 

  • Màu sắc phong phú
  • Ánh sáng đẹp hiện đại
  • Nhẹ
  • Dễ tạo thành các hình thù
  • Bền, khó vỡ
  • Đa dạng màu sắc

Với những ưu thế này nên Acrylic được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất như làm tủ bếp, kệ tivi, vách ngăn, nhất là ở các không gian hiện đại.

Bề mặt sơn bệt

Chất liệu này dùng để xử lý bề mặt đật mục đích phẳng mịn và bền bỉ. Nhưng dùng nó cũng có nghĩa là các vân gỗ, màu sắc nguyên bản của chât liệu gỗ ban đầu sẽ bị thay thế. Loại sơn này có đa dạng màu sắc, nên bạn có thể thoải mái lựa chọn phù hợp với phong cách nội thất của không gian. 

Ngoài ra có một số cách để bạn phân biệt MDF, làm rõ hơn cho thắc mắc MDF là gì?

  • Gỗ MDF thường sẽ mang màu tự nhiên của gỗ. 
  • Gỗ MDF chống ẩm có màu xanh.
  • Gỗ MDF chống cháy có màu đỏ.

Và như đã chia sẻ chắc hẳn bạn cũng biết được chất liệu MDF được cấu tạo từ các sợi gỗ đã qua chế biến. Nên bề mặt mịn, không nứt, chống được cong vênh, mối mọt.

Trên thị trường hiện nay bạn có thể tìm thấy rất nhiều địa chỉ cung cấp chất liệu MDF. Bạn nên tìm đúng địa chỉ uy tín, kiểm tra kỹ càng các thông số, mã gỗ, Hơn nữa nếu là gỗ giả cũng sẽ có những đặc điểm nhận dạng như vân không đều, dăm gỗ, dễ bong troc, cong vênh nứt nẻ.

Như vậy qua bài chia sẻ này hy vọng bạn đã hiểu được MDF là gì, cũng như những ứng dụng đa dạng của nó trong nội thất và đời sống. Nếu như bạn còn thắc mắc nào khác hãy để lại thông tin dưới bài viết này và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay.

5/5 - (1 bình chọn)