HDF là gì? một trong những dòng gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nghe tên khá quen thuộc nhưng có lẽ ít ai biết được nó có đặc điểm như thế nào và vì sao nó lại được ứng dụng rộng rãi trong nội thất như vậy. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.
Khái niệm và cấu tạo gỗ HDF là gì?
Để bạn hiểu rõ hơn HDF là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về khái niệm và cấu tạo của gỗ HDF. Đây là một loại ván ép công nghiệp, chất lượng cao nhờ vào cốt gỗ chịu lực, chịu nhiệt tốt.
Cấu tạo gỗ HDF
HDF được cấu tạo từ phần lớn là gỗ tự nhiên, từ vụn gỗ, cành, ngọn cây để nghiền nát chúng, trộn với các phụ gia cần thiết và tạo nên cốt gỗ chính của HDF. quá trình xử lý nó đòi hỏi về độ chính xác của nhiệt độ, kỹ thuật để đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm. Nó cũng sẽ được phủ lên các lớp bề mặt phù hợp để sản xuất nên các món nội thất đa dạng kiểu dáng và phong cách.
Đặc điểm và quy trình sản xuất của gỗ HDF
Đặc điểm
HDF sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật hơn hẳn so với các loại ván ép khác trên thị trường. Vì vậy mà nó được ưu tiên sử dụng cho nhiều công trình. Cụ thể bạn có thể nhìn thấy được:
- Bề mặt nhẵn mịn, không thô ráp, kết cấu chặt chẽ không có khoảng rỗng nên nó chịu lực rất tốt
- Không bị biến dạng hay gãy khi chịu lực va đập cho nó được nén ép dưới áp suất cao
- Khả năng giãn nở thấp do kết cấu chắc chắn, nên nếu tiếp xúc với nước hay nhiệt độ cao cũng không phải là vấn đề gì lớn
- Khả năng cách âm, chống ồn tốt
- Chống mối mọt tốt, không bị ảnh hưởng bởi côn trùng
- An toàn tuyệt đối với sức khỏe không gây những dị ứng với người dùng
Quy trình sản xuất
HDF được sản xuất với một quy trình nghiêm ngặt đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Càng như vậy thì những sản phẩm nội thất từ nó càng có tính thẩm mỹ và độ bền cao.
Quy trình sản xuất gỗ HDF được trải qua các bước như sau:
- Bước 1: Sơ chế gỗ
- Bước 2: Xẻ gỗ và xay nhỏ để làm cốt gỗ
- Bước 3: Trộn bột gỗ với keo và các phụ gia khác, ép với nhiệt độ và áp suất cao để thành các tấm gỗ dày
- Bước 4: Xử lý bề mặt để tăng cường độ bền, cứng
- Bước 5: Phủ bề mặt
- Bước 6: Tiếp tục ép ván gỗ, đánh bóng bề mặt
- Bước 7: Làm hèm khóa
Cuối cùng ván gỗ sẽ được đưa đi kiểm tra chất lượng lần cuối và đóng gói để cho ra thị trường.
Các loại gỗ HDF phổ biến hiện nay
HDF có khá nhiều chủng loại gỗ HDF mà bạn có thể bắt gặp trên thị trường. Chúng được sử dụng vào nhiều sản phẩm nội thất và đồ trang trí khác nhau. Chúng ta cùng xem có những phân loại nào nhé.
HDF lõi trắng tự nhiên
Chính là loại được giữ nguyên bản màu trắng tự nhiên của gỗ ban đầu mà không hề được tẩy nhuộm màu. Chính vì vậy độ an toàn của dòng gỗ này tuyệt đối. Nó đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của gỗ ép công nghiệp cao cấp. Trên thị trường phần đa bạn sẽ gặp loại này.
Một số ưu điểm của chủng loại này đó là:
- Cách âm, cách nhiệt tốt
- Không cong vênh, chống được mối mọt
- Màu gỗ đa dạng
- Vân gỗ đẹp như gỗ tự nhiên
- Bề mặt nhẵn mịn, đều màu
- Có khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác
- Độ cứng cao, chắc chắn, có thể chống được lực va đập cao.
Loại gỗ này còn được phủ lên bề mặt với nhiều chất liệu và hoa văn khác nhau, để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn cho không gian sống của mình.
HDF lõi xanh
HDF lõi xanh cũng là một trong những chủng loại được nhiều người dùng quan tâm. Nhiều người cho rằng cốt gỗ xanh chính là loại có khả năng chịu nước tốt nhất. Tuy nhiên nó chỉ đúng nếu như bạn mua đúng sản phẩm chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín. Vì hiện nay tình trạng hàng giả hàng nhái cốt gỗ lõi xanh khá nhiều mà không phải ai cũng phân biệt được.
HDF lõi đen
Chắc nhiều người sẽ khá xa lạ với chủng loại này, nó là sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Được xử lý kỹ thuật kỹ càng, nén ép dưới lực cực lớn nên khả năng chống cong vênh, chịu lực của nó rất cao. Màu sắc đen của phần lõi ván chính là điểm nhận dạng tiêu biểu nhất của dòng gỗ này.
Cách chọn gỗ HDF chất lượng
Thị trường sôi nổi cung cầu đôi khi sẽ khiến bạn khó lòng chọn được dòng gỗ HDF chất lượng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những kinh nghiệm chọn mua gỗ tốt nhé.
- Nguồn gốc xuất xứ: Một tấm HDF chất lượng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các giấy tờ kiểm định đi kèm để chứng minh cho điều đó. Vì vậy bạn có thể căn cứ vào các thông tin này, nhất là đối với dòng nhập khẩu càng dễ đoán biết được.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật liên quan như tỷ lệ nén ép, khả năng giãn nở, chịu lực của nó là như thế nào cũng là một thước đo chất lượng của gỗ HDF
- Chỉ số an toàn với sức khỏe của tấm gỗ đó, bạn nên lưu tâm tới tiêu chuẩn E1, tức là nồng độ của các chất ở mức an toàn, ngược lại với loại E3 E4 là mức nguy hiểm
Kỳ thực tiêu chí quan trọng nhất vẫn là chọn được đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, vì họ sẽ đảm bảo được toàn diện các yếu tố phía trên. Vì vậy hãy tham khảo bạn bè, qua các trang tin điện tử, mạng xã hội để tìm thấy cái tên uy tín nhé.
Ứng dụng của gỗ HDF
Gỗ HDF có được chất lượng cao cấp nên không khó hiểu khi ứng dụng của nó cũng khá rộng rãi. Cụ thể là:
Nội thất từ HDF
Rất dễ dàng để bạn nhìn thấy một món đồ nội thất từ HDF, nó có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, lại đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, nên thỏa mãn được sở thích của nhiều người. Khả năng chống mối mọt hay ẩm thấp của nó nên các mẫu tủ bếp, kệ trang trí, đảo bếp đều được ưa chuộng làm bằng chất liệu này.
Sàn gỗ HDF
Sàn gỗ cũng là một trong những ứng dụng hàng đầu của chất liệu HDF. Độ bền cao, khả năng chống nước tuyệt vời cùng với khả năng chông cong vênh, mối mọt nên các sàn gỗ với nó là rất thích hợp, lại có thẩm mỹ cao nhờ vào đường vân đa dạng.
Cửa HDF
Cửa ra vào bằng HDF cũng là một trong những ứng dụng của chất liệu này. Nó dùng trong các không gian chung cư, nhà phố, hoặc những khu đông đúc dân cư vì có khả năng cách âm tốt.
Xoay quanh chất liệu này cũng có những câu hỏi liên quan tới nó mà chắc rằng chính bạn cũng đang tò mò muốn biết. Cùng xem nhé!
Gỗ HDF chịu nước có tốt không? Câu trả lời là có bạn nhé. Nó sẽ phụ thuộc vào quá trình gia công và sản xuất gỗ, càng được thực hiện bởi một quy trình nghiêm ngặt, hiện đại, máy móc đảm bảo thì độ chịu nước của nó càng cao. Tiếp đến là tỷ lệ nén, càng được nén với lực ép cao, thì khối gỗ sẽ có sự chắc chắn và gắn kết nên nước xâm nhập cũng không có ảnh hưởng gì. Vì vậy nếu như bạn đang tìm kiếm một sản phẩm chịu nước, chịu ẩm tốt thì HDF là một lựa chọn hoàn hảo.
Gỗ HDF có đắt không? HDF có mức giá cao hơn MDF và MFC do cốt gỗ được lấy từ các loại gỗ tự nhiên cao cấp, có giá trị trong thiên nhiên. Hơn thế nó có ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục công trình như những gì chúng tôi vừa chia sẻ với bạn. Chính vì vậy mà mức giá của nó trên thị trường sẽ có sự nhỉnh hơn.
Gỗ HDF có nhược điểm gì không? Câu trả lời là có, bên cạnh các ưu điểm được chúng tôi chia sẻ thì loại gỗ này cũng có những nhược điểm nhất định. Ví dụ như nó chỉ thi công được dưới dạng phẳng, nó không thể tạo hình hay uốn cong như gỗ tự nhiên vì bản chất của nó là bột gỗ được nén ép lại với nhau nên nếu uốn thì bạn biết rằng nó không thể đảm bảo thẩm mỹ và sức bền của sản phẩm nội thất được. Tiếp đến chính là mức giá cũng khá cao, nhưng nếu xét về các lợi ích nó có được thì mức giá này hoàn toàn thuyết phục được người tiêu dùng.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có được cái nhìn toàn diện hơn về gỗ HDF là gì, cũng như những ứng dụng của nó trong đời sống hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc gì có thể liên hệ với ZEM Design để được giải đáp nhé.