Gỗ HDF và MDF được đánh giá là 2 loại lõi gỗ quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các vật dụng nội thất hiện nay. Về cơ bản, HDF và MDF khá giống nhau về mặt hình thức, nên việc quan sát bằng mắt thường đôi khi sẽ bị nhầm lẫn. Vậy đứng giữa sự lựa chọn giữa 2 loại gỗ này, đâu là lựa chọn tốt hơn và giá thành rẻ hơn? Cùng tìm hiểu câu trả lời có trong bài viết sau đây của ZEM Design nhé!
Vài nét về gỗ HDF và MDF
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là một loại gỗ công nghiệp có khoảng 80 – 85% chất liệu gỗ tự nhiên. Nhờ đó, gỗ công nghiệp HDF đảm bảo tính thân thiện với môi trường tự nhiên. Tỷ lệ còn lại nằm ở các phụ gia như hóa chất, chất kết dính được sử dụng để tăng cường độ cứng và tính kết dính của ván gỗ HDF.
Gỗ công nghiệp HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn quốc tế về độ bền, an toàn về mặt sức khỏe, không gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại gỗ công nghiệp ván sợi. Các sợi gỗ được nghiền nhỏ thành bột sợi gỗ mịn. Sau đó sử dụng chất kết dính trộn với bột gỗ, khuấy đều, đặt trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra tấm gỗ MDF.
Điểm nổi bật của gỗ công nghiệp MDF đó là có mật độ sợi gỗ trung bình. Những thành phần chính tạo nên gỗ MDF bao gồm: Bột sợi gỗ tự nhiên đã qua xử lý, chất kết dính mạnh, paraffin wax để làm cho bề mặt trơn chống thấm nước, chất bảo vệ gỗ để tăng độ bền và chống mục nát, cùng với bột độn vô cơ để tạo độ cứng và độ bền.
So sánh điểm giống nhau giữa gỗ HDF và MDF
Gỗ HDF và MDF là những lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ, chúng có những điểm tương đồng đáng chú ý. Những điểm chung này giữa MDF và HDF được thể hiện như sau:
Nguồn gốc và cấu tạo
Cả gỗ MDF và HDF đều được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ mềm và cứng, bao gồm gỗ vụn, gỗ thừa, cành cây và nhánh cây. Sau khi được nghiền nhỏ, chúng được trộn với chất phụ gia và keo dính. Trải qua quá trình ép nén với áp lực và nhiệt độ phù hợp tạo ra các tấm ván gỗ côn nghiệp theo kích thước tiêu chuẩn.
Xem ngay:
Gỗ MDF ứng dụng đa dạng cho nội thất
Gỗ MFC và gỗ MDF loại nào tốt hơn? Cách phân biệt MDF và MFC?
Quy trình sản xuất
Cả gỗ HDF và MDF đều được sản xuất với công nghệ khô và công nghệ ướt. Với quy trình sản xuất như sau: Bào nhẵn vỏ gỗ -> Nghiền nhỏ -> Sơ chế -> Trộn chất phụ gia -> Nén ép lần 1 -> Nén ép lần 2 -> Đánh bóng bề mặt -> Cắt ván gỗ thành kích thước tiêu chuẩn.
Ứng dụng đa dạng trong cuộc sống
Gỗ công nghiệp MDF và HDF được sử dụng rộng rãi trong thiết kế, sản xuất và thi công nội thất. Chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại sản phẩm, từ đồ nội thất cơ bản đến những nội thất phức tạp hơn.
Bề mặt thẩm mỹ
Quan sát về mặt hình thức, gỗ HDF và MDF đều có bề mặt phẳng và mịn, có thể phủ lên các lớp vật liệu mang tính thẩm mỹ cao như melamine, acrylic, laminate, veneer, sơn PU, tạo nên các sản phẩm với hình thức đẹp và độ bền cao.
Cắt cạnh không sứt mẻ
Cấu tạo đồng nhất dưới áp lực nén cao của cả MDF và HDF giúp tránh tình trạng cắt cạnh bị sứt mẻ, tạo ra những mặt cắt sắc nén.
Kích thước linh hoạt
Cả MDF và HDF có sẵn nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng để sản xuất, thi công nội thất. Nhờ đó, cả 2 loại gỗ công nghiệp này đều phù hợp để sản xuất các sản phẩm nội thất có kích thước đa dạng.
Thiết kế đơn giản, không đáp ứng được sự cầu kỳ
Không như gỗ tự nhiên, gỗ HDF và MDF chỉ có khả năng tạo thành các sản phẩm đơn giản như thẳng, vuông góc, không thể chạm trổ, điêu khắc thành các hoa văn, tạo hình phức tạp.
So sánh điểm khác nhau giữa gỗ HDF và MDF
Thông số kỹ thuật
Sự khác biệt chính giữa MDF và HDF mật độ và tỷ lệ gỗ sử dụng. Gỗ HDF có mật độ cao hơn và tỷ lệ sợi gỗ trong thành phần lớn hơn so với gỗ MDF. Điều này dẫn đến tính chất cơ học và độ bền khác nhau. Cụ thể:
Gỗ MDF
- Mật độ trung bình: 680 – 840 kg/m3.
- Thành phần: Sợi gỗ 75%, keo kết dính 11 – 14%, nước: 6 – 10%, các chất phụ gia khác: Dưới 1%.
Gỗ HDF
- Mật độ cao: 800 – 1040 kg/m3.
- Thành phần: Sợi gỗ 80 – 85%, phần còn lại bao gồm các phụ gia làm gia tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.
Độ bền gỗ HDF và MDF
Gỗ HDF thường có độ bền cao hơn so với MDF, với khả năng chịu lực, chống ẩm mốc và chống va đập tốt hơn. Cụ thể:
Gỗ HDF
- Độ chịu lực: Gỗ HDF thể hiện độ chịu lực tốt hơn so với MDF do có mật độ sợi gỗ cao hơn. Điều này khiến cho HDF thích hợp cho các sản phẩm nội thất yêu cầu độ cứng và chịu lực cao.
- Chống ẩm mốc: HDF có khả năng chống ẩm mốc tốt hơn MDF, do sợi gỗ được nén chặt, giúp ngăn ngừa tình trạng mốc phát triển trong môi trường ẩm ướt.
- Chống va đập: Khả năng chống va đập của HDF cũng vượt trội hơn so với MDF, giúp gia tăng tuổi thọ và độ bền của sản phẩm.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt: Gỗ HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt. Còn gỗ MDF không sở hữu tính chất này.
Gỗ MDF
Gỗ MDF có độ bền thấp hơn HDF, đặc biệt khi tiếp xúc với nước hoặc môi trường có độ ẩm cao. MDF có khả năng bị biến dạng và mục nát khi gặp nước hoặc ẩm ướt trong thời gian dài. Về khối lượng, độ cứng, gỗ MDF có phần thấp hơn HDF nhưng không đáng kể.
Thử nghiệm ngâm: Thử nghiệm ngâm 2 mẩu gỗ MDF lõi xanh và HDF đã không cho thấy sự chênh lệch đáng kể về độ nở vì nước giữa hai loại gỗ này. Điều này chứng tỏ khả năng chống ẩm của HDF, khi nó duy trì kích thước ổn định hơn trong môi trường ẩm.
Tính ứng dụng
Gỗ HDF và MDF có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất, mỗi loại được sử dụng trong các khu vực khác nhau dựa trên đặc tính riêng biệt của chúng. Với mục tiêu và đặc điểm khác nhau, cả 2 loại gỗ này được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nội thất phù hợp với từng môi trường và nhu cầu cụ thể.
Ứng dụng gỗ HDF
- Công trình nội, ngoại thất: Gỗ HDF thường được ưa chuộng trong việc xây dựng nội ngoại thất các công trình nội ngoại thất như văn phòng làm việc.
- Lát sàn nhà: HDF được sử dụng làm vật liệu lát sàn nhờ vào bề mặt phẳng, độ bền cao và dễ dàng vệ sinh.
- Công trình cần tiêu âm, cách nhiệt: HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, nên thường được áp dụng trong các công trình cần yên tĩnh như hội trường, phòng thu.
Ứng dụng gỗ MDF
- Trang trí nội thất nhà ở, sap, bệnh viện: MDF thường được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất như tủ, giường, kệ sách, tủ bếp,…
- Nội thất văn phòng: MDF được dùng để làm bàn làm việc, tủ hồ sơ, kệ sách trong các văn phòng.
Giá bán của gỗ HDF và MDF
Gỗ HDF thường có giá thành cao hơn so với MDF do những đặc tính nổi bật của nó. Với mật độ sợi gỗ cao và khả năng chịu lực, HDF mang đến sự bền bỉ và độ bền trong các sản phẩm. Tính chất cách âm, cách nhiệt cũng là một lợi thế khiến giá của HDF tăng lên.
Trong khi đó, gỗ MDF thường có giá thành thấp hơn. Mặc dù không có mật độ sợi gỗ cao như HDF, nhưng MDF vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu trang trí và sử dụng hàng ngày. Điều này giúp MDF trở thành một lựa chọn phổ biến và phù hợp với ngân sách cho nhiều gia đình và dự án.
Đọc thêm:
Đặc điểm gỗ MDF lõi xanh và ứng dụng trong thiết kế nội thất
Nên lựa chọn gỗ HDF hay MDF cho nhu cầu sử dụng?
Khi quyết định giữa việc sử dụng gỗ HDF hay MDF, các bạn cần xem xét các yếu tố khác nhau như tính chất sản phẩm, nhu cầu sử dụng và tài chính. Tuy giá thành có thể là yếu tố quan trọng, nhưng cũng cần xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng sản phẩm lựa chọn phù hợp với mục đích và yêu cầu đặt ra.
Kết luận
Gỗ HDF được đánh giá cao hơn MDF bởi nhiều ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê và đánh giá trên thị trường hiện nay, MDF vẫn là lõi gỗ được ưa chuộng bởi chất lượng đảm bảo cùng giá thành vừa phải. Hy vọng bài viết so sánh gỗ HDF và MDF của ZEM Design cung cấp đã giúp các bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp cho gia đình và dự án của mình.
Vui lòng liên hệ với ZEM Design để nhận tư vấn và báo giá miễn phí